Nguồn gỗ tự nhiên từ rừng trồng hiện nay đang dần trở nên đắt đỏ và khan hiếm bởi nạn phá rừng trong nước. Khi các vật liệu nội thất trong nhà được làm từ gỗ vẫn được mọi người ưa chuộng thì gỗ công nghiệp ra đời. Nhằm đáp ứng nhu cầu và cũng như là một nguyên liệu có thể thay thế được gỗ tự nhiên. Qua bài viết này tôi sẽ cho bạn thấy các ưu điểm cũng như nhược điểm mà gỗ công nghiệp HDF có thể đem lại.
1 – Gỗ công nghiệp HDF là gì?
Gỗ HDF là tên viết tắt của từ High density fiberboard tạm dịch ra là gỗ ván sợi mật độ cao. Nhằm để phân biệt với 2 loại gỗ thông dụng khác là MDF và MFC. Gỗ HDF có mật độ gỗ cao nhất trong 3 loại gỗ MDF, HDF, MFC.
Thành phần chính của ván gỗ HDF là bột gỗ từ gỗ tự nhiên được xử lý kết dính và ép chúng lại thành một tấm ván, điểm đặc biệt của gỗ HDF là tấm ván gỗ có độ cứng cao, nặng hơn những loại gỗ công nghiệp khác.
2 – Quy trình sản xuất tấm ván gỗ HDF:
Quy trình sản xuất ván gỗ công nghiệp HDF tương tự gỗ MDF.
Đầu tiên bộ gỗ được luộc và sấy trong môi trường nhiệt độ thích hợp để loại bỏ tạp chất và nhựa cây còn sót trong gỗ. Quy trình làm sạch là quan trọng nhất, nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tấm ván ép sau này. Bộ gỗ sau đó được kết hợp với các chất phụ gia và chất kết dính để tăng cường độ cứng của ván gỗ, chống mối mọt. Nguyên liệu này được đưa vào máy ép áp xuất cao, nén các hỗn hợp và gỗ lại tạo thành một tấm ván gỗ.
Tấm ván gỗ ép ra có thể có màu trắng hoặc màu vàng đó là do ảnh hưởng của loại gỗ nguyên liệu đầu vào. Điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván gỗ công nghiệp.
Các tấm ván ép HDF được đưa ra xử lý bề mặt cho nhẵn. Sau đó chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước được thiết kế sẵn thông dụng trên thị trường là 2.000mm x 2.400mm. Độ dày từ 6mm – 24mm tuỳ theo nhu cầu. Mỗi tấm ván gỗ công nghiệp HDF được phủ vân gỗ veneer hoặc các vật liệu phủ khác. Phủ bề mặt giúp tạo độ thẩm mĩ và sự ổn định.
3 – Ưu và nhược điểm của ván gỗ công nghiệp HDF:
Ưu điểm:
– Gỗ HDF có khả năng cách âm và cách nhiệt.
– Cửa gỗ công nghiệp HDF bên trong có khung xương làm bằng gỗ được xấy khô và tẩm hoá chất chống mối mọt. Khắc phục được nhược điểm cửa gỗ năng, dễ cong vênh so với gỗ tự nhiên.
– Bề mặt ván gỗ công nghiệp HDF rất mịn và đồng nhất nên có thễ dễ dàng phủ vân gỗ hoặc các vật liệu phủ đặc biệt như melamine, laminate,acrylic,… Đảm bảo thẩm mỹ và bảo vệ được vật liệu.
Nhược điểm:
– Gỗ HDF có khả năng chịu nước kém. Tấm HDF làm cửa thì sẽ được dập khuông pano sẵn không thể tuỳ biến mẫu mã linh động như gỗ tự nhiên. Độ dầy của tấm gỗ HDF trong công nghiệp thường được sử dụng những tấm HDF mỏng hơn.
4 – Ứng dụng ván gỗ HDF trong nội thất
– Tương tự như ván MDF, ván HDF thường tiếp tục được ép lên các bề mặt trang trí để ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất. Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào.
– Do có khả năng chịu tải và khả năng chịu trầy xước tốt nên ván HDF thường được sử dụng làm ván sàn hay tấm ốp cầu thang.
– Sản phẩm gỗ HDF là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp) và cửa đi. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam.
Xem thêm:Bảng báo giá cửa gỗ HDF