Trước khi tìm hiểu về quy cách bố trí các loại cửa cho một ngôi nhà, chúng ta cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản sau đây:

  • Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà.
  • Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà.
  • Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà.
  • Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.
  • Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa).

Từ những thông tin trên chúng ta có thể đi đến kết luận rằng muốn xác định hướng làm nhà phong thủy hay toạ sơn của nhà (sơn hướng) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Xem thêm:

LƯU Ý VỀ PHONG THỦY CHO CỬA NGÕ VÀ CỬA RA VÀO CỦA NGÔI NHÀ

Theo các chuyên gia phong thủy, khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như vận chuyển của máu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Bởi cửa ra vào là nơi dẫn khí và đón vận may đến, theo đúng cách thì cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí chuyển động khắp nhà. Do vậy, sự vận hành phải điều hoà, đừng quá nhanh mà cũng đừng quá chậm.

Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra để thu khí và tạo ấn tượng đầu tiên cho người trong gia đình. Đây là một điều vô cùng quan trọng trong thuật phong thuỷ. Nơi này phải khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Có như vậy thì người cư ngụ mới hưng phấn và điều hoà. Cánh cửa mở nghịch chiều sẽ kềm chặt khí, bị dội khí và vận may của người cư ngụ không đến, làm cho họ bị đau yếu về thể chất và tinh thần.

Bạn nên xem:

Ngoài những vấn đề trên, lối vào nên có ánh sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện. Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã. Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ tượng trưng cho những cơ hội lớn về tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng. Những người cư ngụ có thể nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữ được.

Điểm nữa chúng tôi muốn lưu ý đến bạn là việc bố trí các cửa ra vào rất quan trọng trong phong thủy. Cũng xin nhấn mạnh rằng những cánh cửa được đặt một cách không hợp lý có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và mối quan hệ cá nhân. Các cửa được bố trí trực tiếp đối diện với nhau, không chồng lấp lên nhau, là tốt.

Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Một cửa nên tỷ lệ với kích thước của ngôi nhà hoặc căn phòng. Một cửa đi nhỏ sẽ như một cái miệng nhỏ hoặc một ống thông gió nên sẽ ngăn chặn các cơ hội về sức khỏe, sự sung túc và hạnh phúc của những người cư ngụ. Còn nếu một cửa quá lớn so với căn nhà, quá nhiều khí sẽ nhập vào và vây phủ lấy những người cư ngụ. Bất kỳ khi nào sự sung túc và vận may đi vào, căn nhà sẽ không thể giữ nó và tích lũy được.

NHỮNG LƯU Ý VỀ PHONG THỦY CHO CỬA THÔNG CỦA NGÔI NHÀ

Trong phong thủy cửa thông luôn cần thiết để đảm bảo sự thoáng khí cho cả ngôi nhà (đặc biệt là những ngôi biệt thự cổ điểnbiệt thự 3 tầng trở lên hay biệt thự lâu đài,…). Tuy nhiên, việc đặt cửa thất cách lại gây hậu quả xấu và lục đục trong nhà.

Hình ảnh: Mẫu cửa nhựa 2 cánh bằng nhau cách mở quay phổ biến hiện nay

Sau đây là 3 lưu ý chính về phong thủy cửa thông bạn cần nắm vững:

  • Một cánh cửa chính đối thẳng với cửa hậu thì vượng khí vào rồi ra đi quá nhanh, khiến nhiều cơ may đến và tuột đi khỏi tầm tay, khoảng cách 2 cửa này càng ngắn thì càng làm hoàn cảnh thêm khó khăn, nếu xa thì tốt hơn vì điều này giúp cho sự vận hành của khí được hanh thông.
  • Hãy coi chừng cửa chính thông luôn nhưng hơi lệch đi, gây trở ngại cho sức khỏe, thường được gọi là vết cắn trộm, góc khung cửa sắt như dao cũng có tác dụng xấu. Hai cửa nằm trên đường song song mà so le nhau thì tạo sự chệch khí.
  • Kích thước các cửa phải phù hợp. Sẽ tốt nếu cửa lớn mở vào các phòng rộng như phòng ngủ, phòng khách. Còn cửa nhỏ hơn cho nhà kho, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm,…

LƯU Ý VỀ PHONG THỦY CHO CỬA SỔ BIỆT THỰ NHÀ ĐẸP

Được quan niệm là mắt và miệng của nhà, cửa sổ là nơi dẫn khí nên phải được mở ra hết phía ngoài hay trong (thay vì kéo lên hay kéo xuống). Tốt nhất là mở ra phía ngoài để cho dòng lưu chuyển khí được tăng cường, làm tăng vận may. Cửa sổ mở ra là sự hòa điệu tích cực, dương cái khí của nhà đó ra bên ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ trở thành nhút nhát, có hại cho khí.

Hình ảnh: Mở cửa sổ phù hợp cũng là cách chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà

Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ mở giữa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí. Vả lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay. Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà, nếu thấp hơn dễ làm hạ khí trong nhà. Và cửa sổ cũng phải tương đối rộng.

 

Đối với phòng làm việc, cửa sổ nên theo thiết kế mở ra như một hành động chào đón năng lượng tươi mới, tốt đẹp từ bên ngoài vào trong văn phòng. Điều quan trọng là gia chủ cần chú ý sao cho cửa sổ không làm tiêu hao năng lượng và vận may của văn phòng.

Chúng tôi cũng đã tổng hợp một số hướng dẫn mở cửa sổ dưới đây, mời bạn tham khảo:

  • Trong văn phòng không nên có quá nhiều cửa sổ. Một cửa chính có kèm ba cửa sổ là thích hợp nhất.
  • Cửa sổ không nên quá rộng và thông thường chỉ nên để hai bức tường có cửa sổ. Đặt cửa sổ quá nhiều sẽ gây mất mát tài sản và doanh thu.
  • Cửa sổ không nên đối diện trực tiếp với cửa chính vì khí bay vào nhà nhanh chóng bị bay ra, giống như đặt một tấm gương đối diện với cửa chính thì không mang lại những ý nghĩa tốt lành.
  • Thiết kế cửa sổ có hình dạng phù hợp với ngũ hành để tạo ra sự hài hòa cho không gian làm việc.

NHỮNG KIÊNG KỴ PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ CỬA

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung, nên bố trí lệch nhau, theo nguyên tắc “hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cửa sau không được lớn hơn cửa trước, cửa bếp không được thẳng với miệng lò, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp. Trong các loại cửa thì cửa chính (cũng là hướng nhà) là quan trọng nhất. Tránh cửa ngáng cửa.
  • Để cho nhà cửa văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi cửa được ví là một cái “mồm” khác nhau với tiếng nói riêng của nó.
  • Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm hay làm cho cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh, dễ làm họ nổi giận, nó cũng có thể gây tử vong và cản trở dịp may và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, làm ăn.
  • Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau, lý do là sắp cửa thẳng hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình.

KÍCH THƯỚC PHONG THỦY CỦA CÁC LOẠI CỬA CỦA NGÔI NHÀ

Hình ảnh: Chiều cao nhà phong thủy theo thước lỗ ban và độ cao trần nhà hợp lý

Tiếp tục nội dung bài viết, mời bạn cùng theo dõi kích thước các loại cửa được dùng trong xây cất hoặc tu tạo nhà cửa. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng đây là những thông tin chỉ có tính tham khảo do một số nhà phong thủy kinh nghiệm lâu năm cung cấp:

1, Cửa chính ở tầng trệt hay trên lầu

  • Cao: 2,30 – 2,52 – 2,72 – 2,92 (mét)
  • Rộng: 1,46 – 1,62 – 1,90 – 2,32 – 2,46 – 2,92 – 3,12 – 3,32 – 3,72 – 4,12 – 4,56 – 4,80 (mét)

2, Cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa hậu hoặc cửa phụ

  • Cao: 2,10 – 2,30 – 2,52 – 2,72 (mét)
  • Rộng: 0,81 – 1,07 – 1,25 – 1,46 – 1,90 – 2,12 (mét)

3, Cửa thông phòng (cửa này thường không có cánh, có thể phủ rèm thưa, treo màn)

  • Cao: 1,90 – 2,10 – 2,12 (mét)
  • Rộng: 0,80 – 1,06 – 1,22 (mét)

4, Cửa phòng ngủ của gia chủ

  • Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)
  • Rộng: 0,82 – 1,04 – 1,24 (mét)

5, Cửa phòng ngủ con trong tuổi còn đi học

  • Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)
  • Rộng: 0,82 – 1,06 – 1,26 (mét)

6, Cửa phòng tắm và phòng vệ sinh

  • Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)
  • Rộng: 0,68 – 0,82 – 1,02 (mét)

7, Phòng con đã có việc làm và phòng khách vãng lai

  • Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét)
  • Rộng: 0,85 – 1,05 – 1,2 (mét)

8, Cửa nhà xe và cửa nhà kho:

Kích thước nên tính tương ứng với kích thước của chính tầng trệt nhưng nhỏ hơn một nấc trên thước Lỗ Ban.

9, Cửa sổ:

Tùy nghi sử dụng, không theo kích thước địa lý, vì cửa sổ không phải là cửa xuất nhập, cửa đi ra vào. Thông thường tổng diện tích cửa sổ bằng 3 lần tổng diện tích cửa chính.

10, Cửa cổng ngõ:

Khi nào có đà ngang xây trên 2 đầu trụ cổng thì mới theo kích thước địa lý. Còn cổng không có đà ngang thì không cần theo kích thước địa lý.